Brian Benedictus - Mỹ và Việt Nam nên cẩn trọng khi xây dựng quan hệ song phương

<em>Để đạt được mối quan hệ chiến lược, cả hai nước
cần tránh kì vọng nhiều ở đối tác.</em>

Gần đây nhiều người Mỹ đề cập đến khả năng thiết
lập mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam.
TS Patrick Cronin- Giám đốc Chương trình an ninh Châu Á-Thái Bình
Dương thuộc Trung tâm an ninh mới (CNAS, Mỹ) – đề xuất các
giải pháp mà Mỹ và Việt Nam cần cùng thực hiện để kiềm
chế thái độ "hung hăng" của Trung Quốc trong khu vực. Trong
đó có ba giải pháp chính, một là, xây dựng các chiến lược
gây gánh nặng chi phí cho Trung Quốc, tức nếu Trung Quốc muốn
thay đổi hiện trạng trong khu vực thì phải hao tiền tốn của
trong một thời gian dài; hai là, tiến hành các cuộc diễn tập
quân sự chung với mật độ ngày càng dày hơn và quy mô lớn
hơn; ba là, Mỹ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt
Nam.

Đáng chú ý là giải pháp thứ 3 nhận được sự ủng hộ
của một số yếu nhân có ảnh hưởng về chính trị cũng như
quân sự, trong số đó có Thượng nghị sĩ John McCain và đại
tướng, chủ tịch Hội đồng tham mưu Martin Dempsey – quan chức
quân sự cao cấp nhất, kể từ năm 1971, từng viếng thăm Việt
Nam. Đối với hai nước chỉ mới thiết lập lại quan hệ
được gần 20 năm, việc đề xuất thiết lập mối quan hệ
đối tác chiến lược vào lúc này có vẻ còn quá sớm.

Có nhiều lí do để nhiều người ủng hộ thiết lập mối
quan hệ như vậy. Lợi ích cốt lõi và nổi bật của Mỹ ở
Châu Á – Thái Bình Dương là sự ổn định của cái trật tự
đã được xây dựng từ sau Thế chiến thứ 2. Ngoài ra Mỹ
cũng cần giữ vững vai trò là cường quốc hàng đầu trong khu
vực, muốn vậy Mỹ phải cạnh tranh với một Trung Quốc đang
lên và đầy tham vọng bá chủ khu vực này.

Từ năm 2011, chính quyền Obama đã luôn tìm cách thắt chặt
hơn nữa mối quan hệ đồng minh lâu đời với Nhật, Philippines
và Úc. Nếu đạt được mối quan hệ đối tác chiến lược
với Việt Nam, Mỹ sẽ có thêm đồng minh. Nhìn từ góc độ an
ninh, Quân đội Việt Nam – vốn đang được hiện đại hóa
nhanh chóng – sẽ chia sẻ với Mỹ trách nhiệm giám sát hoạt
động quân sự của Trung Quốc trong vùng. Hơn nữa, đưa Việt
Nam vào nhóm duy trì an ninh do Mỹ đứng đầu sẽ khiến Trung
Quốc phải cân nhắc nhiều hơn trước khi thực hiện các hành
động khiêu khích như đơn phương đòi quyền sở hữu lãnh
thổ, hoặc đưa dàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế
của nước khác. Đối với Việt Nam, quan hệ chặt chẽ hơn
với Mỹ sẽ mang lại nhiều lợi ích an ninh và kinh tế. Dù 2
nước sẽ được hưởng lợi nhiều từ mối quan hệ chiến
lược, nhưng để làm được điều đó là việc không đơn
giản.

<center><a
href="http://phiatruoc.info/wp-content/uploads/2014/09/25702BFC-F6BF-46C9-85A1-214B900DCEC4_w640_r1_s.jpg"><img
src="http://phiatruoc.info/wp-content/uploads/2014/09/25702BFC-F6BF-46C9-85A1-214B900DCEC4_w640_r1_s.jpg"
width="560"></a></center>

Trong mắt chính quyền Hà Nội, việc hy sinh mối quan hệ lâu
đời với Trung Quốc để tăng cường quan hệ với Mỹ sẽ mang
lại nhiều rủi ro. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung
Quốc rất chặt chẽ. Trung Quốc chiếm 30% tổng giá trị nhập
khẩu của Việt Nam, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào
Việt Nam tăng từ 370 triệu USD năm 2012 lên 2.3 tỷ năm 2013. Hơn
nữa, các công ty Trung Quốc thắng 90% các gói thầu xây dựng
nhà máy điện, nhà máy ximăng, nắm phần lớn hợp đồng cung
cấp hàng cho nhiều khu công nghiệp của Việt Nam. Dù người
dân muốn xích lại gần hơn với Mỹ, chính quyền Việt Nam
vẫn coi trọng dòng vốn đầu tư ngày càng tăng từ Trung Quốc
hơn. Có lẽ ý thức được điều này, Hà Nội đã cho dân
chúng "xả stress" trong những cuộc biểu tình ngắn ngủi
phản đối Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền
kinh tế của VN hồi tháng 5.

Nhiều người cho rằng gia nhập TPP sẽ giúp Việt Nam sẽ thoát
Trung về kinh tế, nhưng thực tế có thể sẽ ngược lại. Bởi
vì, nhiều công ty Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào ngành dệt
may Việt Nam để thu lợi từ hiệp định này. Dù chính quyền
đã nhận ra cần phải đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế,
nhưng cho đến nay quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ vẫn
chưa đủ sức kéo Việt Nam ra khỏi quỹ đạo kinh tế của
Trung Quốc.

Gần đây Việt Nam liên tục cải thiện mối quan hệ đã bị
sứt mẻ với Trung Quốc. Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang
Thanh tuyên bố việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc
quyền kinh tế của VN chỉ là mối bất hòa nhỏ giữa "hai
nước anh em". Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh – người
có xu hướng thân phương Tây – không được đi Mỹ dù ngoại
trưởng Mỹ đã có lời mời. Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan,
Việt Nam cử một phái đoàn sang Mỹ nhưng trong đó ko có ông
Minh. Những động thái này cho thấy phe mạnh trong chính quyền
Việt Nam vẫn muốn duy trì quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh vì
lợi ích của mình. Cuối tháng 8, Ủy viên bộ chính trị Lê
Hồng Anh tới Bắc Kinh hội đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình, kết quả là hai bên ra tuyên bố "…tránh những
hành động làm phức tạp thêm tình hình" – rõ ràng đây là
lời của Bắc Kinh nhắn Washington.

Lợi thế của Trung Quốc trong mối quan hệ với Việt Nam và
việc một vài lãnh đạo Việt Nam muốn tiếp tục kéo dài tình
trạng này khiến Mỹ phải cân nhắc nên quan hệ với Việt Nam
tới mức nào và tốc độ xây dựng mối quan hệ đó nhanh hay
chậm. Gần đây Hà Nội đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với
Nhật, Ấn Độ và Mỹ. Rất có thể Việt Nam sẽ dùng những
mối quan hệ này để mặc cả với Trung Quốc trong đàm phán.
Một cựu quan chức ngoại giao Mỹ nói "…e rằng chúng ta đang
trói buộc lợi ích của mình với những diễn viên có lợi ích
khác quá xa với lợi ích của chúng ta".

Trong chuyến thăm Việt Nam, tướng Dempsey nói rằng ông thấy
"hiện nay lợi ích chung lớn nhất của chúng ta là an ninh hàng
hải. Nếu lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam được
gỡ bỏ, tôi đề nghị chúng ta hợp tác trong lĩnh vực này
trước". Như đã nói, đối với Mỹ, sự ổn định trong khu
vực là lợi ích quốc gia. Nhưng, với Việt Nam, sự ổn định
này có nghĩa là Việt Nam được sở hữu những đảo đang tranh
chấp.

Có thể Mỹ muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam (ví dụ
qua việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương) để dùng
mối quan hệ này kiềm chế Việt Nam gây căng thẳng trong tranh
chấp lãnh thổ. Nhưng, rất có thể Việt Nam lại nghĩ rằng
Mỹ muốn tăng cường quan hệ cho thấy Mỹ ủng hộ các hành
động leo thang gây căng thẳng của mình. Mỹ mất nhiều công
sức trong vài chục năm để xây dựng quan hệ đồng minh chiến
lược với một số nước trong vùng, và Mỹ hoàn toàn có thể
tin cậy vào những mối quan hệ này nếu trong khu vực có phát
sinh xung đột. Thiết lập mối quan hệ đồng minh mới trong 1
khu vực đang có tranh chấp như hiện nay chẳng khác nào tình
cờ gặp người lạ trên phố và tham gia đánh lộn cùng anh ta.
Cả Mỹ và Việt Nam đều cần cẩn trọng.




***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140916/brian-benedictus-my-va-viet-nam-nen-can-trong-khi-xay-dung-quan-he-song-phuong),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét