Xích Tử - Gene và cách mạng xã hội chủ nghĩa

Sau 1954 ở miền bắc và sau 1975 trên cả nước, chính sách sử
dụng con người, nằm trong cái gọi là chiến lược con người,
nhất là trong tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo, tuyển dụng
cán bộ công chức, viên chức, công nhân nhà nước, đề bạt
bổ nhiệm các chức vụ... được thực hiện theo phương thức
chủ yếu căn cứ vào lý lịch.

Đây là phương thức chung, tuy có đặc thù khác nhau, ở các
nước "xã hội chủ nghĩa" và một số chế độ độc tài
khác.

Thì ra, do cuộc cách mạng không tự nhiên, chủ yếu là bằng
bạo lực, chiến tranh; và xã hội sau cách mạng đó phát triển
theo con đường cũng chẳng tự nhiên, hầu như tầng lớp lãnh
đạo chống lại cả nhân dân, dân tộc của mình, tạo ra lắm
kẻ thù, thực tế và tiềm năng, nên họ phải luôn lo sợ,
phòng hờ sự chống lại, tạo phản.

Nhờ vậy, những người trải qua bước ngoặt của cách mạng,
sinh ra và trưởng thành sau cách mạng mới biết thêm cái từ
lý lịch và thế nào là lý lịch, như thế nào là viết lý
lịch. Trước 1975 ở miền nam, tòa án – cơ quan tư pháp, chỉ
quản lý một loại giấy tùy thân của người dân là Lược
giải cá nhân (đến 16 tuổi) và Lý lịch tư pháp (từ 18 tuổi)
chứ không có loại lý lịch chính trị. Nhờ vậy, con em cháu
của những người tập kết ra bắc hoặc thoát ly nhảy núi
đều được đối xử công bằng.

Còn cái lý lịch sau cách mạng là lý lịch chính trị. Cả
đời người, nhất là công chức, vào đảng v.v.. phải chịu
ngốn thời gian và tâm trí vào cái việc viết lý lịch đó
nhiều vô cùng. Mỗi bản lý lịch đó, tùy yêu cầu và mục
đích sử dụng, dài từ 3 đến hàng chục trang, kể lể từ
ông bà nội, ngoại, phía vợ lẫn phía chồng, và cố nặn ra
những gì thật gần gũi với cách mạng, chẳng hạn tuy là
địa chủ nhưng không khai báo hầm bí mật của cách mạng
trong đất của mình, hoặc đi lính nhưng chỉ toàn bắn chỉ
thiên... Rồi mỗi năm lại phải bổ sung một lần, khai đầy
đủ những chi tiết mới ví dụ có người yêu là Việt kiều
không và xác nhận tuy là Việt kiều nhưng đều đặn gởi
tiền về đầu tư cho quê hương.

Cái phương thức lý lịch đó đã là minh chứng hùng hồn từ
thế kỷ XX sang thế kỷ XXI cho học thuyết ưu sinh đặc biệt
ở nước ta. Nó không phản động như kiểu nòi giống thượng
đẳng trong chủ nghĩa phát xít Đức hoặc chủ nghĩa apartheid
ở Nam Phi vốn gắn với vấn đề chủng tộc. Thuyết đó cũng
dựa trên dấu hiệu di truyền là gene, song chỉ xét ở khía
cạnh tư nhiên của sinh học. Chủ nghĩa lý lịch ở Việt Nam
chẳng hạn, tuy cũng là gene, nhưng là gene đã xã hội hóa,
chính trị hóa. Nhóm gene ưu sinh của Việt Nam được lựa chọn
từ một nhóm lợi ích xã hội: đó là gene của những người,
vì nhiều lý do khác nhau, tư phát hoặc tự giác, bị truy nã,
giết người bỏ trốn, bị đòi nợ, du côn du đãng... có tham
gia cách mạng. Sau cách mạng, để ghi công, để xóa dấu vết
vi phạm hình sự trong chế độ cũ, và để cùng chia chác lợi
ích được tạo nên bởi cuộc cách mạng, họ được trả công
trực tiếp và được chọn gene vào nhóm ưu sinh. Vậy là con
cháu của họ được tập ấm hưởng lộc vĩnh viễn, trừ
trường hợp gene nhầm lẫn cá biệt dẫn đến phạm trọng
tội hình sự, tội chống chế độ. Té ra, cách mạng đã tự
nhiên là một công cuộc chiêu mộ nhóm lợi ích từ rất sớm,
chuẩn bị những đầu cơ cho tương lai rất xa. Nghĩ như vậy
thì mới thấy thanh thỏa cho cuộc tranh luận về chiến tranh ý
thức hệ hay chiến tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc
trước đây. Nếu quả là chiến tranh chống xâm lược, giải
phóng dân tộc, có lẽ sẽ rất ít kẻ thù trong nước – ai
lại đi chống cái mục đích ấy ? Và do vậy, có lẽ cũng
không cần sự phân loại thành phần chính trị của dân tộc
khốc liệt theo học thuyết ưu sinh nội bộ giống nòi trên
đất nước này.

Từ sự phân loại ấy, con liệt sĩ, thương binh, gia đình có
công, rồi con ông cháu cha của những người đó, mãi mãi
chiếm lĩnh sự "lãnh đạo", mà thực tế là tiếm quyền và
kiếm tiền, bất kể tài năng, đức độ. Còn con em của những
người dính líu ít nhiều với chế độ cũ, mãi mãi ở về
phía bên kia, mờ khuất trong lịch sử dân tộc, bị biếm nhẽ,
bị kỳ thị, bị coi thường, bị loại bỏ hoặc chỉ được
sử dụng như những người phục vụ cho nhóm được chọn gene
để ưu sinh. Công cuộc hòa hợp hòa giải dân tộc cho kỷ
niệm 39 năm ngày 30/4 đang còn như vậy.

Xích Tử



***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20140419/xich-tu-gene-va-cach-mang-xa-hoi-chu-nghia),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét